Kênh video hay giải bài toán bằng máy tính casio 02:20 |
Kênh giúp các em giải bài toán bằng máy tính casio hay, các em xem kênh youtobe này nhé
https://www.youtube.com/user/nthoangcute
https://www.youtube.com/channel/UC1OQEJDJ0nsRHQ5q_LHJRrg
Đọc thêm…
kỹ năng ôn tập và làm bài thi đạt điểm cao môn trắc nghiệm 21:48 |
Bài viết này nhằm chia sẻ cho các em kỹ năng ôn tập và làm bài thi đạt điểm cao cho kỳ thi đại học, cao đẳng. Đối với mỗi sĩ tử kỳ thi này là 12 năm đèn sách cố gắng, không chỉ là kỳ vọng của bản thân các em mà đó cũng chính là kỳ vọng của các bậc làm cha mẹ và là kỳ vọng của các bậc giáo viên.

Vậy làm sao để làm bài thi đạt được kết quả như mình mong muốn, bài viết này sẽ giúp các em kỹ năng ôn tập để đạt được điểm cao nhất cho các em.

Ôn thật kĩ về kiến thức
Chuẩn bị cho việc làm bài thi trắc nghiệm
Kĩ năng khi làm bài thi trắc nghiệm
Cách để trả lời những câu hỏi khó (câu hỏi dạng “đỉnh”)
Làm gì để bảo vệ sức khoẻ trước khi thi Đại học?

A. Ôn thật kĩ v kiến thức.

Hãy nhớ thi trắc nghiệm khách quan hay tự luận (trắc nghiệm tự luận) chỉ là hình thức kiểm tra đánh giá người học theo những tiêu chí đã định trước. Cho dù thi theo hình thức nào thì muốn đạt kết quả cao, không nghi ngờ gì nữa, các em cần phải nắm vững kiến thức lớp 12.
Vì rằng “Kiến thức là quan trọng nhất để đem lại kết quả cao nhất”. Các em hãy trang bị cho mình các kiến thức cần thiết – hành trang không thể thiếu trước khi bước vào phòng thi!
Nội dung thi Đại học chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12 hiện hành, và cũng theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đ thi sẽ không ra phần đọc thêm trong sách giáo khoa.
“Chủ trương của Bộ: đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ phải đạt được các yêu cầu kiểm tra những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và kỹ năng thực hành của thí sinh trong phạm vi chương trình trung học chủ yếu là chương trình lớp 12. Đề thi đạt yêu cầu phân loại được trình độ học lực của thí sinh và phù hợp với thời gian quy định cho mỗi môn thi.
Không ra đề thi ngoài chương trình và vượt chương trình trung học. Không ra đề vào những phần đã được giảm tải, cắt bỏ, hoặc đã chuyển sang phần đọc thêm (phần chữ nhỏ, các phần đã ghi trong văn bản quy định về điều chỉnh chương trình) và vào những phần, những ý còn đang tranh luận về mặt khoa học hoặc có nhiều cách giải.”
* Lời bàn: Nếu phân tích kĩ các đề thi trắc nghiệm trong kỳ thi tuyển sinh đại học trong những năm gần đây, ta nhận thấy, đề ra chủ yếu là chương trình lớp 12 chứ không phải hoàn toàn ở trong chương trình lớp 12. Không ít em học sinh hiểu nhầm, đề thi đại học nằm trong SGK 12 nên phải “bó tay chấm com” trước những câu hỏi thuộc loại “đỉnh”. Câu hỏi thuộc loại “đỉnh” có thể được hiểu theo các bình diện sau đây:
* Đó không phải là một câu hỏi thuộc loại phổ biến, là một câu hỏi thuộc loại “đánh đố”.
* Đó là một “khía cạnh mới” một “góc độ mới” của một hiện tượng vật lí quen thuộc mà SGK không nói “tường minh”.
* Đó là một vấn đề có liên quan đến phần “chữ nhỏ” trong SGK (chứ không phải trong “chữ nhỏ”!)
* Đó là một “vấn đề cũ” được “F5” (làm tươi) trên một bình diện mới.
* Đó là một “vấn đề” được tổng hợp từ nhiều nội dung "dễ”.
* Đó là một câu hỏi có liên quan đến nhiều chương (dạng tổng hợp) của lớp 12.
* Đó là một câu hỏi có liên quan đến chương trình lớp 10 và 11.
* Đó là một bài tập đòi hỏi phải “lấn sân về thời gian” của các câu khác thì mới làm xong.
* Đó là những “vấn đề” mà học sinh ít để ý đến.
* Đó là những “vấn đề” mà học sinh hay mắc sai lầm (đôi khi cả thầy cũng mắc nếu đọc chưa kỹ!)
* Đó là những câu hỏi lạ hoắc!
Câu hỏi thuộc loại “đỉnh” này đòi hỏi học sinh hoặc đã “trải nghiệm” hoặc “có óc tư duy và phán đoán” cũng “đỉnh”
thì mới giải quyết được.
Nói gì thì nói, các em cũng cần phải nắm vững kiến thức ở lớp 12 và một số vấn đề đã học ở các lớp 10, 11
Với hình thức trắc nghiệm, các nội dung kiến thức được đề cập trong đề thi rất rộng, bao phủ toàn bộ chương trình lớp 12, song không có những nội dung được khai thác quá sâu, phải sử dụng nhiều phép tính toán như hình thức tự luận. Các em chỉ cần nắm vững kiến thức và các dạng bài tập cơ bản trong SGK là có thể làm tốt bài thi.
Muốn được như vậy, các em hãy chú ý học để hiểu và nắm thật chắc lý thuyết và luyện tập các dạng bài tập cơ bản ở hình thức tự luận, từ đó rút ra những nhận xét và ghi nhớ quan trọng và thật sự bổ ích. Việc nóng vội, chỉ lao ngay vào luyện giải các đề trắc nghiệm sẽ làm các em không thể nắm được tổng thể và hiểu sâu được kiến thức, bởi ở mỗi câu hỏi trắc nghiệm, vấn đề được đề cập thường không có tính hệ thống. Khi đã nắm chắc kiến thức, các em chỉ còn phải rèn luyện kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm, điều này không tốn quá nhiều thời gian.
* Lời khuyên:
• Nên “chinh phục” lại những bài tập trong sách giáo khoa (và cả những vấn đề về lí thuyết), bài tập nâng cao ở sách bài tập, các bộ đề thi từ những năm trước. Chăm chỉ giải nhiều dạng đề, điều đó giúp cho các em có thêm kinh nghiệm “đọc” đề thi và các kỹ năng giải một bài tập Vật lí nhanh nhất.
• Hãy giữ lại tất cả các đề và đáp án thi thử ở tất cả các nơi kể cả trên internet để đến vòng ôn thi cuối trước khi thi Đại học, các em sẽ làm lại và lúc đó sẽ nhớ được nhiều kiến thức quý báu. Vì rằng:
* Mỗi một đề thi thử, dù thi ở đâu đi chăng nữa, cũng là kết quả của những suy nghĩ, những cân nhắc cẩn thận và là sự chắt lọc được những tinh túy của các thầy giáo, cô giáo.
* Vì vậy, việc giữ lại các đề mà mình đã thi, thậm chí thu thập cả những đề thi ở các nơi là một việc làm cần thiết để giúp các em học tập, ôn thi có hiệu quả hơn và để cho việc thi thử là có ích.
* Sau khi thi xong, các em không nên xem ngay đáp án, mà hãy dành một khoảng thời gian để trăn trở, suy ngẫm về những câu hỏi mà mình còn cảm thấy băn khoăn, chỗ nào chưa rõ thì có xem lại sách, chỗ nào còn khuyết về kiến thức thì cần học lại hoặc có thể hỏi các giáo viên dạy mình. Sau khi đã suy nghĩ kỹ và tìm lời giải cho các câu hỏi đó theo cách của riêng mình, các em mới kiểm tra đáp án và xem hướng dẫn giải của ban tổ chức. Làm như vậy là các em đã lấy mỗi lần thi là một lần mình học tập và giúp các em ngấm sâu nhiều kiến thức quý báu. Đây có thể sẽ là những lần học tập rất có hiệu quả nếu các em tận dụng được.

B. Chuẩn bị cho việc làm bài thi trắc nghiệm.

Khi đã nắm vững kiến thức, các em cần phải chuẩn bị sẵn những đồ dùng học tập được phép mang vào phòng thi như bút mực, bút chì mềm, thước kẻ, com – pa, tẩy chì, ... và tất nhiên đều có thể sử dụng tốt. Riêng về bút chì, công cụ chính để làm bài trắc nghiệm, các em nên chọn loại chì từ 2B đến 6B (tốt nhất nên chọn loại 2B), nên chuẩn bị từ hai hoặc nhiều hơn hai chiếc được gọt sẵn, đồng thời cũng cần dự phòng thêm một chiếc gọt bút chì. Các em không nên gọt đầu bút chì quá nhọn đặc biệt không nên sử dụng bút chì kim, mà nên gọt hơi tà tà (đầu bằng hơn), có như
thế mới giúp việc tô các phương án trả lời được nhanh và không làm rách phiếu trả lời trắc nghiệm. Có như vậy, các Em mới tiết kiệm được vài ba giây hoặc hơn thế nữa 5 đến 7 giây cho một câu, và như thế, cứ 15 câu các Em có thể có thêm thời gian làm được 1 hoặc 2 câu nữa. Nên nhớ rằng, khi đi thi, thời gian là tối quan trọng.
Để tiết kiệm thời gian, em nên chuẩn bị nhiều bút chì đã gọt sẵn, hạn chế tối đa việc phải gọt lại chì trong khi đang làm bài, không nên sử dụng tẩy liền với bút chì mà nên sử dụng gôm tẩy rời. Nếu có thể, các Em nên tập tô thử các ô ở nhà.

C. Kĩ năng khi làm bài thi trắc nghiệm.

Đề thi Đại học gồm có 50 câu, mỗi câu có 04 phương án lựa chọn, trong đó chỉ có một phương án duy nhất đúng. Toàn bài được đánh giá theo thang điểm 10, chia đều cho các câu trắc nghiệm, không phân biệt mức độ khó, dễ (với đề thi Đại học, mỗi câu được 0,2 điểm), thời gian làm bài thi Đại học là 90 phút. Các em hãy rèn luyện cho mình những kĩ năng sau đây:
• Nắm chắc các qui định của Bộ về thi trắc nghiệm: Điều này đã được hướng dẫn kĩ càng trong các tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành, trong đó có quy chế thi.
• Làm bài theo lượt:
Đọc trước toàn bộ đĐọc thật nhanh qua toàn bộ và làm những câu dễ trước; Đánh dấu những câu mà Em cho rằng theo một cách nào đó thì Em có thể trả lời chính xác được câu hỏi đó.
Đọc lại toàn bộ bài kiểm tra lần thứ hai và trả lời những câu hỏi khó hơn...: Em có thể thu thập được một số gợi ý từ lần đọc trước, hoặc cảm thấy thoải mái hơn trong phòng thi.
Nếu có thời gian, hãy đọc lại toàn bộ câu hỏi và phương án chọn: Rất có thể Em đã hiểu sai ý của đề bài từ lần đọc trước, hãy fix các câu đó bằng cách sử dụng tẩy đồng thời kiểm tra xem các ô được tô có lấp đầy diện tích chì và đủ đậm hay không, nếu quá mờ thì khi chấm máy sẽ báo lỗi.
* Mẹo: Nên đọc đề từ đầu đến cuối và làm ngay những câu mà mình cho là chắc chắn sẽ làm đúng, đánh dấu (trong đề) những câu chưa làm được, sau đó lặp lại lượt thứ hai, rồi lượt thứ ba... Các em không nên dừng lại quá lâu ở một câu trắc nghiệm, sẽ mất cơ hội ở những câu dễ hơn, mà điểm số thì được chia đều.
• Sử dụng chì và tẩy (gôm):
Thời gian tính trung bình cho việc trả lời mỗi câu trắc nghiệm là 1,8 phút (dĩ nhiên câu dễ sẽ cần ít thời gian hơn, còn câu khó sẽ cần nhiều hơn). Khi làm bài, tay phải em cầm bút chì để tô các phương án trả lời, tay trái cầm tẩy để có thể nhanh chóng tẩy và sửa phương án trả lời sai. Phải nhớ rằng, tẩy thật sạch ô chọn nhầm, bởi vì nếu không, khi chấm, máy sẽ báo lỗi
• Sử dụng phương pháp loại trừ trên cơ sở suy luận có lí.
Có thể các em sẽ gặp một vài câu mà bản thân còn phân vân chưa biết phương án nào chắc chắn đúng. Khi đó, các em có thể sử dụng phương pháp loại trừ để có được phương án trả lời phù hợp với yêu cầu của đề. Trong nhiều trường hợp, các em tính một đại lượng nào đó thì có thể loại trừ 50:50 hoặc loại chỉ còn 01 phương án đúng! (chẳng hạn, ở đề thi tốt nghiệp THPT 2009 vừa rồi, có câu hạt nhân nào bền vững nhất trong các hạt nhân U, Cs, Fe và He?
Nếu nắm được những hạt nhân có số khối A trong khoảng từ 50 đến 70 thì chọn ngay Fe, song nếu không nhớ, chúng ta thấy Fe trong đời sống hằng ngày là khá bền vững, vậy ta loại trừ các hạt nhân kia!)
• Trả lời tất cả các câu (“tô” may mắn!): Mỗi câu đều có điểm, vậy nên, bỏ qua câu nào là mất điểm câu đó. Khi đã gần hết thời gian làm bài, nếu còn một số câu trắc nghiệm chưa tìm được phương án trả lời đúng, các em không nên bỏ trống, mà nên lựa chọn ngẫu nhiên phương án trả lời (cái này nếu nói bình dân là “tô lụi” nhưng có “cơ sở khoa học”! hay tô theo “linh cảm”). Cách làm này sẽ giúp các em tăng được cơ hội có thêm điểm số, nếu may mắn phương án trả lời là đúng, còn nếu sai cũng không bị trừ điểm (ngoại trừ trường hợp bị trừ điểm âm, mà ở Việt Nam ta, chưa áp dụng!). Song, các Em không nên lạm dụng cách làm này, vì tỉ lệ may mắn là rất thấp.

D. Cách để trả lời những câu hỏi khó (câu hỏi dạng “đỉnh”)

• Loại trừ những phương án mà Em biết là sai: Nếu được phép, Em đánh dấu chỗ sai hay bổ sung những phần cần thiết vào phương án đó để chỉ rõ vì sao nó sai.
• Hãy kiểm tra tính đúng/sai của mỗi phương án: Bằng cách này, Em có thể giảm bớt các lựa chọn của Em và tiến đến lựa chọn chính xác nhất.
• Phải cân nhắc các con số thu được từ bài toán có phù hợp với những kiến thức đã biết không. Chẳng hạn tìm bước sóng của ánh sáng khả kiến thì giá trị phải trong khoảng 0,40 (μm) đến 0,76 (μm). Hay tính giá trị lực ma sát trượt thì hãy nhớ là lực ma sát trượt luôn vào khoảng trên dưới chục phần trăm của áp lực.
• Những phương án bao gồm những từ phủ định hay mang tính tuyệt đối.
• “Tất cả những ý trên”: Nếu Em thấy có tới ba phương án có vẻ đúng thì tất cả những ý trên đều có khả năng là đáp án chính xác!
 • Mỗi đại lượng vật lí còn cần có đơn vị đo phù hợp nữa: Đừng vội vàng “tô vòng tròn” khi con số Em tínhđược trùng khớp với con số của một phương án trả lời nào đấy.
• Những phương án trông “giông giống”: Có lẽ một trong số đó là đáp án chính xác; chọn đáp án tốt nhất nhưng loại ngay những đáp án mang nghĩa giống hệt.
• Hai lần phủ định: Tạo ra một câu khẳng định có chung nghĩa với câu có hai lần phủ định rồi xem xét nó.
• Những phương án ngược nhau: Khi trong 4 phương án trả lời, nếu hai phương án mà hoàn toàn trái ngược nhau, có lẽ một trong hai phương án đó là đáp án chính xác!
• Ưu tiên những phương án có những từ hạn định: Kết quả sẽ dài hơn, bao gồm nhiều yếu tố thích hợp hơn cho một câu trả lời.
• Nếu như cả hai đáp án đu có vẻ đúng: So sánh xem chúng khác nhau ở điểm gì. Rồi dựa vào câu gốc ở đề bài để xem phương án nào phù hợp hơn.
• Em phải cảnh giác với những câu hỏi yêu cầu nhận định phát biểu là đúng hay saiLàm ơn đọc cho hết câu hỏi. Thực tế có Em chẳng đọc hết câu đã vội trả lời rồi!
• Các Em có 2 cách để tìm đáp án đúng:
* Cách thứ nhất: Giải bài toán đầu bài đưa ra tìm đáp số xem có đúng với đáp án thì đáp án đó dùng được.
* Cách thứ hai: Ta dùng đáp án đó đưa vào công thức mà các em biết thì đáp án nào đưa vào công thức có kết quả hợp lý là đáp án đúng.
* Lưu ý rằng, nhược điểm lớn nhất của các Em khi làm bài là các em thường hiểu sai hiện tượng Vật lí, vì vậy dẫn đến chọn phương án trả lời sai.
Vật lí khác với Toán học và chỉ có mối liên hệ với toán học bằng các phương thức của phương trình nhưng có những đề thuộc bản chất của Vật lí không nằm trong phương trình toán. Phần lớn các em không để ý đến bản chất Vật lí. Khắc phục được điều này các em phải chịu khó nghe Thầy cô giáo giảng bài, khi vận dụng kiến thức hiểu bản chất của vấn đề thì các em mới làm tốt được bài.
Khi làm bài trắc nghiệm Vật Lí, trước hết Em cần đặt câu hỏi và đạt được các mục tiêu sau sau đây: Chuẩn xác – cách giải/hướng đi/phán đoán đúng + Nhanh – Hoàn thành từng câu trong thời gian ngắn nhất để dành thời gian nhiều nhất cho các câu khác + Hoàn thiện – Phải biết cách trình bày đầy đủ từ điều kiện xác định của đề để việc loại bỏ nghiệm lạ hay giải thích đầy đủ câu trả lời của mình. Nhanh – Hoàn thiện thường đi song hành với nhau trong khi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm (trong đó bao gồm cả khâu tô vào trong phiếu trả lời).

ELàm gì để bảo vệ sức khoẻ trước khi thi Đại học?

(Bác sĩ Lâm Xuân Điền - giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP HCM - gửi đến các thí sinh một số lời khuyên)
1. V mặt thể lực
Trước tiên các em cần ăn uống cho đủ chất và ăn no vì thời điểm học căng thẳng cơ thể sẽ tiêu tốn nhiều calo. Ở thời điểm này các em dễ rơi vào tình trạng “ăn không vào”, vì vậy nên ăn thật nhiều những món “khoái khẩu”,không nên kiêng cữ (trứng, chả, đậu, chuối…).
Nếu thí sinh ở tỉnh xa nên chuẩn bị chỗ ở càng gần địa điểm thi càng tốt để tránh những rủi ro có thể xảy ra như kẹt xe, tai nạn giao thông… Nên đi đến điểm thi trước giờ quy định khoảng một giờ đồng hồ, khảo sát địa điểm thi trước đó một ngày. Những bất trắc nhỏ về sức khoẻ có thể xảy ra như nhức đầu, sốt. Khi đó nên dùng các thuốc giảm sốt, giảm đau thông thường nhưng không thể quá nôn nóng mà uống quá liều.
Giấc ngủ hết sức quan trọng, đặc biệt vào những ngày này. Thời gian ngủ tối thiểu là 5 giờ. Tuyệt đối không được dùng các chất kích thích như trà, cà phê để thức ôn bài vì nó nguy hiểm đến sức khoẻ và không giúp gì được cho trí nhớ.
Một sự cố thường gặp ở thí sinh là ngủ… quên cả giờ thi. Do buổi tối trước các em bị căng thẳng nên trằn trọc
đến 2-3 giờ sáng mới chợp mắt. Người trong gia đình hoặc các bạn cùng phòng phải chú ý nhắc nhở nhau điều này.
2. V mặt tâm lý
Việc học là một quá trình lâu dài không thể chỉ là một vài ngày. Do đó gần ngày thi không nên ôn tập dồn dập. Chỉ học tối đa 5-7 tiếng. Sau 45-50 phút cần phải có sự nghỉ ngơi, thư giãn. Đậu hay trượt, điểm cao hay thấp là kết quả của một quá trình học tập và rèn luyện lâu dài và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, không nên tạo một áp lực quá lớn cho bản thân mình.
Khi bước vào phòng thi, ngay những phút đầu tiên phải tự trấn tĩnh (nhất là các thí sinh thi lần đầu), hít sâu, thở đều 10-12 cái. Chú ý đọc kỹ những câu hỏi đơn giản, xem lại bài trước khi nộp.
Giữa hai buổi thi cần nghỉ ngơi, nếu có ôn bài cũng chỉ ôn từ 15 đến 20 phút.
3. Gia đình cần lưu ý 
Nên đưa con em mình về nhà sau buổi thi. Lúc này các em thường suy nghĩ lại những câu trả lời trong bài thi, nếu để các em tự đi xe sẽ dễ bị tai nạn do không tập trung. Nếu như kết quả thi không đạt yêu cầu, gia đình và người thân cũng phải an ủi, động viên vì trong giai đoạn này các em rất dễ bị sốc do không đạt được kết quả như mong ước; chuẩn bị cho kỳ thi quá căng thẳng; tự gây áp lực cho bản thân…
(Nguồn: http://www.vnexpress.net)
Các Em thân mến!
Trên đây là một số trao đổi của thầy về những trải nghiệm khi hướng dẫn học sinh luyện thi Đại học tại trường THPT Chuyên Hùng Vương, Tp. PleiKu, tỉnh Gia Lai và tại trung tâm luyện thi Đại học 123 (60 Hai Bà Trưng, PleiKu) với hình thức thi trắc nghiệm cũng như những thông tin thêm về những lời khuyên của các Bác sỹ trong việc giữ gìn sức khỏe trước kỳ thi. Mong rằng, những điều đó sẽ giúp ích cho các em trong kì thi Đại sắp tới!
Tương lai đang sáng lạn ở phía trước, bởi vậy các Em phải “học cho chắc và bình tĩnh, tự tin”khi làm bài vẫn là hai yếu tố then chốt quyết định cho sự thành công của các Em.
Chúc các em giữ sức khỏe tốt, thành công và may mắn! Thân gửi đến gia đình các Em lời chúc sức khỏe và mong rằng, gia đình các Em sẽ để ý đến sức khỏe của các Em đặc biệt hơn trong những ngày trước, trong và sau mỗi đợt thi Đại học năm nay.
Nguồn: sưu tầm
Đọc thêm…
Kinh nghiệm học tiếng anh hiệu quả 21:48 |
Học tiếng anh làm sao cho hiệu quả luôn là điều khiến ta phải băn khoăn, chúng ta phải lựa chọn phương pháp nào phù hợp nhất với bản thân để công việc học tập trở nên dễ dàng và thú vị hơn. Hiện nay, trên các phương tiện truyền thông đang truyền tải rất nhiều phương pháp hỗ trợ khác nhau, khiến chúng ta phải phân vân và đôi khi là không hiệu quả.
Dưới đây, là một số kinh nghiệm cần lưu ý khi học tiếng anh được đúc kết từ kinh nghiệm của những Giáo sư nổi tiếng trong và ngoài nước hiện nay như GS Nguyễn Lân Dũng, GS Nguyễn Quốc Hùng, dịch giả nữ Lara Lomubus...

  1. Xác định xem mình phù hợp với phương pháp học nào
Phương pháp là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả dạy và học tiếng Anh. Cách học tiếng Anh thụ động thầy giảng trò nghe, chú trọng vào từ vựng và văn phạm không còn phù hợp. Phương pháp dạy hiệu quả phải lấy người học làm trung tâm của mọi hoạt động trong lớp, chú trọng rèn luyện 4 kỹ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc, viết trong các tình huống giao tiếp thực tế.
Trong những nghiên cứu gần đây cho thấy có rất nhiều phương pháp học tiếng anh khác nhau, bạn có thể lựa chọn cách học cho riêng mình. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh.
  1. Thu thập vốn từ vựng bằng cách đơn giản nhất
Chọn vốn từ vựng tối thiểu để học trước
Trước khi bạn tập trung cho mình được một vốn từ vựng khổng lồ, bạn nên quan tâm đến những từ ngữ tối thiểu thường xuyên được sử dụng hàng ngày. Những từ ngữ cơ bản mà bạn có được sẽ giúp bạn phát triển vốn từ nhanh chóng và bền vững, sau khi đã có vốn từ này bạn hãy mạnh dạn sử dụng thường xuyên, đặc biệt không sợ nó sai, viết sai. Phương pháp đơn giản nhất là mỗi ngày học vài từ, nhóm từ, đi liền với những câu thường dùng. Chữ nào chưa biết cách phát âm thì tự tra từ điển rồi ghi chú vào bên trên. Câu nào chưa hiểu thì hỏi thêm bè bạn hay tự suy luận.
Ví dụ: Bạn có thể chia từ vựng ra thành các nhóm từ như: Nhóm từ liên quan đến màu sắc (Colours), Nhóm từ liên quan đến con số (Numbers), nhóm từ nói về động vật (anlimal),....
     Học từ vựng một cách có hệ thống
Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:
Chủ đề: shopping, holidays, money vv. Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake vv. Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after vv...Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way vv...Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue vv…Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 vv…..
                   
  1. Ghi nhớ các cấu trúc ngữ pháp cơ bản.
Dành 1 khoảng thời gian nhất định cho những cấu trúc ngữ pháp cơ bản, thu thập những câu chứa cấu trúc ngữ pháp trọng tâm, bạn nên thường xuyên dùng đến những cấu trúc ngữ pháp đó dù đúng hay sai để chúng dần dần ăn vào tiềm thức, với phương pháp này bạn có thể dễ dàng ghi nhớ các cấu trúc ngữ pháp phức tạp hơn.

Tham khảo những bài viết tiếng anh trên sách báo tạp chí, tin tức trên mạng, áp phích quảng cáo trên phố đều có thể trở thành tài liệu học cấu trúc ngữ pháp tuyệt vời. Thường xuyên sử dụng những cấu trúc ngữ pháp mới học được, từ đó bạn không ngừng tìm kiếm những câu khác, số câu mà bạn có thể lấy ví dụ ngày càng nhiều, bạn càng nắm vững cấu trúc ngữ pháp đó.
                        
  1. Tìm kiếm môi trường giao tiếp tiếng anh thường xuyên
     Bạn hãy tranh thủ đọc viết hoặc giao tiếp bằng tiếng anh mọi lúc mọi nơi, tốt nhất hãy tìm cho mình môi trường thường xuyên sử dụng tiếng anh để bạn được trực tiếp nói, phát âm không những giúp bạn ghi nhớ từ vựng, ngữ pháp mà còn rèn luyện được cả cách phát âm.
Một doanh nhân thành đạt người Tây Ban Nha đã học tiếng Anh bằng cách dán những mẩu giấy vàng khắp nơi trong nhà mình để đi tới đâu dù là xuống bếp pha một tách cà phê, vào nhà tắm cạo râu hay dùng điều khiển ti-vi để đổi kênh, anh đều nhìn thấy những từ ghi trên đó. Khi anh đã thuộc những từ này rồi, anh thay bằng những từ mới. Bằng cách này, ngày nào anh cũng học được khoảng 10 từ, cả 7 ngày trong tuần.
                     
  1. Chủ động luyện nghe mọi lúc mọi nơi
     Nghe chủ động là công việc bạn tự tìm hiểu những tù mới, cấu trúc mới có trong bài nghe, bạn có thể chủ động lắng nghe mọi lúc mọi nơi. Mỗi ngày, hãy lấy một đoạn hội thoái ngắn, sau đó tìm hiểu các cấu trúc mới xuất hiện trong đó, rồi bắt đầu luyện nghe để nắm vững những cấu trúc đó. Trong quá trình nghe, hãy cố gắng cho đến khi nghe rõ từng từ, cố gắng tập nói theo cho giống giọng bản xứ và cứ nghe đi nghe lại cho đến khi thuộc nhuần nhuyễn và nói theo đúng ngữ âm, ngữ điệu toàn bộ bài mới bắt đầu luyện bài tiếp theo.
               không thể thấy ảnh
  1. Học chậm và sâu
   Để nắm vững tất cả các kỹ năng cơ bản: Nghe - nói - đọc - viết, ngữ pháp, từ vựng, phát âm, bạn không thể vội vã. Mỗi ngày, bạn không cần bỏ quá nhiều thời gian cho việc học tiếng anh, nhưng cần duy trì đầy đủ đều đặn lịch học đặt ra. Ví dụ: mỗi ngày bạn chỉ cần học thêm 5 từ vựng, học thêm một cấu trúc ngữ pháp,....
Học tiếng anh không phải là dễ nhưng chỉ cần bạn có lòng tin, quyết tâm, kiên trì và kết hợp với những hướng dẫn của chúng tôi trong thời gian ngắn bạn sẽ cải thiện được đáng kể trình độ tiếng anh của mình
Đọc thêm…
Nghề kế toán là gì, kế toán làm việc ở đâu, nên học kế toán ở đâu 21:48 |

Nghề kế toán- một trong những vị trí không thể thiếu trong bất cứ cơ quan, tổ chức nào. Nghề kế toán- một nghề “ xa mà gần, gần mà xa” có thể nói về nghề này như thế! Gần là bởi tổ chức, cơ quan nào cũng cần có kế toán nhưng xa là bởi những thông tin của hoạt động kế toán thường không nói cho người khác biết, thậm chí nó còn là những “ bí mật kinh doanh” không thể tiết lộ. 
Kế toán là gì?
       Kế toán là việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản cũng như sự vận hành của tài sản đó ra sao để có thể cung cấp những thong tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế- xã hội của doanh nghiệp. Để cung cấp thông tin về kinh tế về một doanh nghiệp cần có một số công cụ theo dõi hoạt động kinh doanh kinh doanh hang ngày của doanh nghiệp, trên cơ sở đó tổng hợp các kết quả thành các bản báo cáo kế toán.
hocvalam.vn-nghe-ke-toan

Nghề kế toán là gì?
      Nghề này đòi hỏi bạn phải trung thực, cẩn thận, năng động, sáng tạo…Mỗi đơn vị, tổ chức trong xã hội đều phải có một lượng tài sản nhất định để tiến hành các hoạt động. Trong quá trình hoạt động, đơn vị thực hiện các hoạt động như: trả lương, mua hàng, bán hàng, sản xuất, vay vốn đầu tư… Các hoạt động đó gọi là hoạt động kinh tế tài chính.Người quản lý của đơn vị cần thu nhận thông tin về chúng để giải quyết các câu hỏi: Sản xuất mặt hàng nào? Giá bán là bao nhiêu? Hoạt động của đơn vị có lãi hay không? Tài sản của đơn vị còn bao nhiêu?…
Kế toán sẽ cung cấp cho họ những câu trả lời đó thông qua các hoạt động:
- Thu nhận: Ghi chép lại các hoạt động kinh tế vào các chứng từ kế toán.
- Xử lý: Hệ thống hóa các thông tin từ chứng từ kế toán vào sổ sách kế toán.
- Cung cấp: Tổng hợp số liệu để lập các báo cáo kế toán.
Trên cơ sở các báo cáo kế toán mà người quản lý cũng như những người quan tâm đến hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị (người cho vay, ngân hàng, nhà đầu tư) đề ra các quyết định đúng đắn mang lại hiệu quả cao nhất.
Có thể chia kế toán ra thành 2 loại:
Thứ nhất, kế toán công: Kế toán công được thực hiện ở những đơn vị không có tính chất kinh doanh, không lấy doanh lợi làm mục đích hoạt động như các tổ chức đoàn thể, tổ chức nhà nước….
Thứ hai, kế toán doanh nghiệp: Kế toán doanh nghiệp được thực hiện ở các cơ quan, tổ chức hoạt động với mục tiêu lợi nhuận.
hocvalam.vn-nghe-ke-toan1
Kế toán làm việc ở đâu?
      Người kế toán sẽ làm việc tại bộ phận kế toán trong các doanh nghiệp, cơ quan. Bộ phận này thường được gọi bằng một số tên khác nhau như: Phòng tài vụ, phòng tài chính kế toán…Cụ thể:
- Ngoài doanh nghiệp ( các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận: Công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hang….) người kế toán có thể làm việc tại các đơn vị công- không hoạt động vì mục đích lợi nhuận như: các cơ quan hành chính sự nghiệp, hành chính, sự nghiệp….
- Theo đối tượng sử dụng thông tin: người kế toán có mục đích cung cấp thông tin ra bên ngoài doanh nghiệp cho các cơ quan quản lý nhà nước (thuế, thống kê…) cho các nhà đầu tư, ngân hang, cổ đông…hoặc làm kế toán quản trị để cung cấp thong tin cho chính những người quản lý đơn vị.
      Với một vai trò quan trọng như vậy, tất nhiên cũng có những yêu cầu nhất định đối với một người kế toán giỏi, được cấp trên tin cậy.
      Đặc thù của nghề kế toán là người kế toán cũng phải có những hiểu biết về luật pháp trên lĩnh vực kinh tế, tài chính và nắm chắc hoạt động kinh doanh của đơn vị mình.
     Có thể nói,một trong những lý do bạn nên chọn nghề kế toán đó là bạn sẽ có một công việc ổn định và thu nhập tương đối tốt.
Học kế toán ở trường nào tốt?
     Hiện tại ở Việt Nam có rất nhiều trường đại học đào tạo về ngành kế toán,một trong số đó có một số những trường uy tín như: Học viện tài chính Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Kinh tế Tài chính- UEF, Đại học ngoại thương…Tại những trường này sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức đại cương cũng như chuyên sâu về nghiệp vụ kế toán. Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị những kỹ năng phối hợp và làm việc nhóm. Đây có thể coi như một “ hành trang” cho một kế toán tương lai không chỉ giỏi chuyên môn mà cón có đủ bản lĩnh, tài năng để khẳng định bản thân mình trong môi trường làm việc đầy thách thức và hứa hẹn.
     Sau khi hoàn tất tất cả các môn học trong toàn khóa học, sinh viên học ngành Kế toán sẽ được nhận bằng tốt nghiệp đại học chính quy do Bộ Giáo dục & Đào tạo cấp và có thể học chuyển tiếp lên những chương trình đào tạo cao hơn tại tất cả các trường đại học của Việt Nam và thế giới.

Đọc thêm…
10 điều nên biết về trường đại học 21:45 |
Trường đại học là gì? Và trường đại học khác với trường trung học ở điểm nào? Dưới đây là 10 điểm khác biệt quan trọng nhất giữa trường đại học và trường phổ thông mà bạn cần biết.
1. Bạn được hoàn toàn tự do, “thoát khỏi sự kìm kẹp” của cha mẹ
Chắc chắn rồi, có thể bạn sẽ phải nhận tin nhắn, và điện thoại 4 lần một ngày thậm chí ngay cả khi bạn đang ở trong lớp học, nhưng từ khi bước chân vào đại học bạn có cơ hội được làm việc, suy nghĩ, và tự quyết định hướng đi cho cuộc đời mình. 
Sẽ không có cuộc họp phụ huynh nào diễn ra hàng tháng để thông báo tình hình học tập của bạn ở trường cho bố mẹ. Bạn phải là người tự nói với bố mẹ điều này hoặc cũng có thể không nói, tùy thuộc vào bạn. Bạn phải tập sống độc lập, nhưng đừng quá lạm dụng hai chữ “tự do” bạn nhé, hãy chọn cho mình một con đường đi đúng nhất để không phải hối hận. 
2. Bạn phải tự chọn chuyên ngành, hướng đi cho mình
Sau khi đã vượt qua những môn học đại cương (các môn khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, nhân loại, ngôn ngữ…), bạn phải tự chọn chuyên ngành cho mình – đó là một ngành mà bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu, bài bản, gắn bó suốt cuộc đời. Bởi vậy, lời khuyên cho bạn là không nên vội vàng xác định chuyên ngành của mình ngay khi mới bắt đầu vào đại học, hãy làm việc đó khi bạn đã học được một thời gian, tìm hiểu các anh chị sinh viên đi trước và hiểu rõ sở thích, khả năng của mình đã nhé.
Hãy cố gắng tìm ra lĩnh vực mà bạn có năng khiếu và thực sự yêu thích. Hãy lắng nghe sự mách bảo của bản thân, đừng quá phụ thuộc vào một người nào đó (cha mẹ, thầy giáo, bạn bè…). Nếu có đam mê và lòng nhiệt huyết, bạn sẽ tự tìm được hướng đi đúng cho mình một cách tốt nhất.
3. Học đại học là phải biết tích lũy kiến thức
Trái với ở trường phổ thông, bạn chỉ phải học mỗi một phần khác nhau của một môn học trong một năm, ở trường đại học có vô số các môn học và mỗi một năm, bạn phải học rất nhiều môn, bao gồm các môn học đại cương và chuyên ngành. Và các môn học đại cương cũng quan trọng không kém các môn chuyên ngành đâu nhé, đó là điều kiện cần và đủ để bạn lựa chọn chuyên ngành như ý đấy. Do vậy, phải cố gắng học thật tốt ngay từ khi bắt đầu và tích lũy kiến thức, vì khi học những môn học tiếp theo, nó có thể sẽ khó hơn và sẽ bao gồm cả những kiến thức cơ bản của các môn bạn đã học trước đó.
4. Có nhiều môn học mới
Lướt qua những trang web của các trường đại học, có thể bạn sẽ thấy có rất nhiều môn học mới mà bạn chưa từng nghe tên ở trường phổ thông trung học, các môn học về văn hóa, ngôn ngữ, chính trị, giáo tiếp, luật, ngoại giao,… và nhiều môn học xa lạ khác nữa. Tuy vậy, đừng lo lắng, hãy nắm bắt cơ hội học hành ngay từ khi mới bắt đầu, bạn sẽ thu được nhiều kiến thức bổ ích ở tất cả mọi lĩnh vực.
5. Bạn phải tự lập kế hoạch học tập cho mình
Không có ai ngày nào cũng nhắc bạn khi nào bạn phải đến lớp và lớp học sẽ được diễn ra ở đâu… Kết quả học tập của bạn ở trường đại học phụ thuộc phần lớn vào khả năng lên kế hoạch, đặt mục tiêu cho việc học tập và sự tận tâm của chính bản thân bạn với những kế hoạch đó. Hãy lập nhóm học tập với các bạn cùng lớp, đề ra thời gian biểu và thực hiện một cách nghiêm túc. Hãy luôn nhớ rằng sự siêng năng và kiên trì là những chiếc chìa khóa quan trọng mang đến thành công cho bạn ở trường đại học.
6. Tự học là quan trọng nhất
Khi còn học phổ thông, mỗi tuần bạn phải có mặt ở trường khoảng 35 tiếng, ở đó có các thầy cô giáo luôn hướng dẫn cho bạn tường tận về các môn học. Nhưng ở trường đại học, có thể thời gian bạn phải đến trường ít hơn rất nhiều, bởi vậy, muốn thành công, bạn phải tự trang bị kiến thức cho mình.
Nên nhớ rằng, khi bạn là sinh viên, thời gian đến lớp chỉ chiếm 1/3, còn lại 2/3 số thời gian là bạn phải tự học ở nhà đấy. Dẹp sang một bên những kế hoạch chơi bời quá thường xuyên và lên thư viện nhiều hơn, chắc chắn động lực học tập của bạn sẽ tăng cao vì sẽ gặp được rất nhiều “con mọt sách đáng yêu” ở đó. Hãy tận dụng thời gian để đổi lấy thành công của bản thân bạn nhé!
Qua rồi cái thời luôn có người nhắc nhở bạn phải làm gì, muốn thành công trong trường đại học bạn phải tự lập kế hoạch học tập cho mình (Ảnh: Corbis)
7. Dễ trốn học hơn
Không có ai nhắc nhở bạn phải đến lớp thường xuyên, các giáo sư thường không điểm danh và thậm chí khi họ làm việc đó thì số lượng sinh viên tham dự bài giảng nhiều khi chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số sinh viên của lớp.
Nhiều sinh viên tỏ ra thích thú với điều này vì họ có thời gian làm thêm kiếm tiền, nhưng nên nhớ một điều là nếu bạn dễ dàng cúp cua thì có thể trong một kỳ thi giữa kỳ hay cuối kỳ bạn sẽ không làm được bài vì không may có một khái niệm nào đó được đưa ra đúng vào tiết học mà bạn vắng mặt. Lời khuyên ư? Tốt nhất là không nên bỏ học quá 2 buổi một môn trong một học kỳ.
8. Lớp học có thể rất đông
Một lớp học ở trường phổ thông nhiều nhất cũng chỉ khoảng 50 người, tuy nhiên, mỗi lớp học trong trường đại học có thể có đến 100, 200 người, thậm chí còn hơn thế nữa. Nhưng đừng lo lắng. Bạn có thể tìm được động lực để học tập giữa đám đông lộn xộn đó nếu bạn giữ tập trung và luôn xác định rõ mục tiêu ban đầu của mình: Vào học đại học để làm gì và bạn sẽ đạt được gì sau khi tham gia khóa học mà bạn đã chọn?
9. Đừng cho mình là “trung tâm của vũ trụ”
Có thể bạn học rất giỏi ở trường phổ thông nhưng trường đại học là nơi tập trung rất nhiều bạn sinh viên đến từ các vùng miền khác nhau của đất nước, thậm chí đến từ các quốc gia khác nhau nữa, vì vậy nên nhớ rằng có nhiều sinh viên khác thông minh và giỏi hơn bạn.
Bạn có thể đã từng đứng đầu lớp và khiến bố mẹ bạn tự hào vì sự thông minh, giỏi giang của mình. Nhưng khi bạn là sinh viên của một trường đại học, cái “chức danh” mà không phải bất cứ học sinh nào cũng có cơ hội, thì bạn có rất nhiều “đối thủ đáng gườm” khác. Có nhiều học sinh học rất “siêu” ở trường phổ thông nhưng vào đại học, chưa chắc họ đã có kết quả tốt. Vì vậy, đừng quá tự kiêu về bản thân, phải học chăm chỉ hơn và luôn cầu tiến bạn nhé, chắc chắn bạn sẽ học được rất nhiều điều từ bạn bè của mình.
10. Không ai nói cho bạn biết bạn phải làm gì
Đã không còn nữa cái thời bạn luôn được giáo viên nhắc nhở hàng ngày rằng phải làm bài tập về nhà và chuẩn bị ôn luyện cho bài kiểm tra hay kỳ thi học kỳ sắp đến gần... Là sinh viên của trường đại học, nếu muốn học tập thực sự, bạn phải tự lên kế hoạch học tập và phải có ý thức trau dồi tri thức, nếu không, chắc chắn bạn sẽ bị tụt lại đằng sau.
Chọn nghề theo tính cách : tại đây
Chọn trường theo tổ hợp môn : tại đây
Xem phương án tuyển sinh các trường : tại đây
Đọc thêm…
Những hiểu biết cơ bản về nghề luật 21:44 |
  1. Giới thiệu chung về nghề luật

Nghề luật sư là nghề liên quan đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của cá nhân, tổ chức. Mọi hoạt động của nghề đều hướng tới việc bảo vệ các giá trị vật chất và tinh thần của Nhà nước lợi ích của dân tộc, tránh mọi biểu hiện xâm phạm độc lập, chủ quyền, tự do và an ninh của Nhà nước, chống mọi biểu hiện và hành vi xâm phạm đến tài sản của Nhà nước cũng như luôn luôn bảo vệ các giá trị Quốc thể, bảo vệ các quyền, lợi ích chân chính của mọi công dân, cá nhân như tài sản, danh dự, nhân phẩm…
  1. Giới thiệu chung về nghề luật

Nghề luật sư là nghề liên quan đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của cá nhân, tổ chức. Mọi hoạt động của nghề đều hướng tới việc bảo vệ các giá trị vật chất và tinh thần của Nhà nước lợi ích của dân tộc, tránh mọi biểu hiện xâm phạm độc lập, chủ quyền, tự do và an ninh của Nhà nước, chống mọi biểu hiện và hành vi xâm phạm đến tài sản của Nhà nước cũng như luôn luôn bảo vệ các giá trị Quốc thể, bảo vệ các quyền, lợi ích chân chính của mọi công dân, cá nhân như tài sản, danh dự, nhân phẩm…
Do đặc thì tính chất của công việc, nên những người hoạt động trong nghề này cần có những phẩm chất cao đẹp đòi hỏi có trình độ và năng lực cao, có văn hoá và đạo đức trong sáng. Luật sư đồng thời là những người hoạt động khá tự do, bởi những người làm luật sư không phải thuộc các tổ chức nhà nước, không là cán bộ công chức.. Người và tổ chức hành nghề hoạt động trong một chuyên môn và với một loại hình đặc biệt dịch vụ pháp lý.
Nghề luật hiệnđang phát triển mạnh ớ nước ta và ngày càng được xã hội coi trọng. Liên quan đến luật pháp, nghề luật đòi hỏi đào tạo cơ bản và chặt chẽ. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, muốn trớ thành thấm phán, luật sư, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chứng viên, bạn còn phái trải qua một khoá đào tạo nghề tại Học viện Tư pháp với quy định riêng cho từng lĩnh vực.

  1. Các kiến thức cơ bản khi theo học nghề luật
Để trở thành cử nhân luật tại một trường đại học bạn phải hoàn thành đầy đủ các môn học thuộc các khối kiến thức khác nhau, bao gồm: Khối kiến thức giáo dục đại cương, Khối kiến thức giáo dục chuyên nghành như: Kiến thức cơ sở của khối ngành và ngành, Khóa luận hoặc thực tập tốt nghiệp và thi cuối khóa.
  • Khối kiến thức giáo dục đại cương bao gồm các môn cơ bản như: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tiếng Anh, Tin học đại cương, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng, Lịch sử văn minh thế giới, Đại cương văn hoá Việt Nam, Tâm lý học đại cương, Xã hội học đại cương, Logic học, Lý luận về Nhà nước và pháp luật, Lịch sử Nhà nước và pháp luật, Luật học so sánh, Xây dựng văn bản pháp luật, Kỹ năng nghiên cứu và lập luận.
  • Khối kiến thức chuyên nghành bao gồm: Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Tố tụng hành chính, Tố tụng hành chính, Luật Hình sự phần chung, Luật Hình sự phần các tội phạm, Luật Tố tụng hình sự, Tội phạm học, Những q/đ chung về Luật Dân sự, tài sản và thừa kế, Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Lao động, Luật Tố tụng dân sự, Pháp luật về chủ thể kinh doanh và phá sản, Pháp luật thương mại hàng hoá và dịch vụ, PL về cạnh tranh và giải quyết tranh chấp thương mại, Luật Thuế, Luật Ngân hàng, Luật Đất đai, Luật Môi trường, Công pháp quốc tế, Tư pháp quốc tế, Luật Thương mại quốc tế.
  • Ngoài ra, bạn còn phải hoàn thành các môn học chuyên sâu của từng ngành khác nhau.
  1. Cơ hội việc làm
Cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành Luật hiện tại rất lớn. Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật có thể công tác tại các cơ quan như: Tòa án nhân dân các cấp, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp; Hội đồng nhân dân, UBND và các cơ quan chuyên môn của UBND các cấp; Công an, Thanh tra, Thi hành án; Sở Tư pháp, Sở Ngoại vụ, Sở Công thương, Sở Tài nguyên - Môi trường, Cục Thuế, Hải quan, bộ phận pháp chế hoặc nhân sự trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước; làm luật sư tư vấn cho các công ty Luật, Văn phòng luật sư; hoặc làm công tác nghiên cứu trong các Viện Nghiên cứu về Nhà nước và pháp luật, Viện Kinh tế...
Khi vào làm việc tại các cơ quan bạn có thể đảm nhiệm các vị trí cụ thể như:
Thẩm phán
Thấm phán là những người làm việc tại toà án, được quyền nhân danh Nhà nước để xét xứ các vụ án. Thẩm phán được quyền quyết định những hình thức xứ lí thích hợp đối với các hành vi vi phạm pháp luật như buộc người bán nhà phải giao nhà cho bố mẹ bạn trong tình huống trên... Khi thẩm phán đã ra phán quyết,
mọi người có liên quan phải nghiêm túc thực hiện; nếu không thì sẽ có cơ quan nhà nước cưỡng chế thi hành.
Kiểm sát viên
Kiểm sát viên là những người làm việc tại các viện kiểm sát. Các bạn xem phim nước ngoài hay thấy họ nhắc đến công tố viên và viện công tố. Đó chính là kiếm sát viên và viện kiểm sát theo cách gọi cúa Việt Nam.
Kiểm sát viên là người bảo vệ lợi ích cúa Nhà nước và lợi ích công cộng. Vai trò cúa kiếm sát viên thể hiện rõ nét nhất trong lĩnh vực tội phạm hình sự như trộm cắp, cướp, lừa đảo, giết người, tham nhũng, khúng bố... Kiểm sát viên được quyền đưa một vụ phạm pháp ra xem xét để xử lí, ra lệnh bắt giữ, tham gia điều tra vụ án, truy tố tội phạm.
Tại phiên toà xét xứ án hình sự, kiểm sát viên làm rõ các hành vi phạm tội (buộc tội) và đề xuất hình phạt thích hợp. Còn trong các phiên toà xét xử các loại án khác, kiếm sát viên có chức năng kiếm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật cúa mọi người, kể cả thẩm phán.
Luật Sư
Luật sư hành nghề tự do, không ớ trong biên chế cúa cơ quan nhà nước như các thẩm phán hay kiểm sát viên. Luật sư không được Nhà nước trả lương. Thu nhập cúa luật sư là các khoán thù lao do khách hàng trá. Để hành nghề, các luật sư có thể thành lập các văn phòng luật sư hoặc công ty luật hợp danh.
Luật sư có hai mảng công việc chính:
Bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại toà án trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính;
Tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lí khấc theo yêu cầu của khách hàng.
Trong tình huống nêu trên, bố mẹ bạn có thể đến nhờ luật sư tư vấn các vấn đề liên quan đến việc mua nhà. Nếu có tranh chấp từ hợp đồng mua bán nhà này, bố mẹ bạn có thể nhờ luật sư khởi kiện vụ việc ra toà án và tham gia báo vệ quyền lợi cho bố mẹ bạn trước toà án.
cần những luật sư giỏi để có thể thắng kiện trong các vụ tranh chấp quốc tế như vụ các doanh nghiệp Việt Nam bị các doanh nghiệp Mĩ kiện bán phá giá tôm; cá tra, cá ba-sa hay vụ những nạn nhân chất độc màu da cam kiện các công ty hoá chất Mĩ, đòi bồi thường thiệt hại. Trong xu thế kinh doanh hiện đại, các doanh nhân đi đàm phán và kí kết hợp đồng luôn cần luật sư đi cùng để tư vấn, đảm báo kí kết được các hợp đồng có lợi về kinh tế và chặt chẽ về pháp lí.
Công chứng viên
Công chứng viên là công chức nhà nước làm việc tại các phòng công chứng nhà nước. Các công chứng viên có nhiệm vụ xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch trong xã hội, xác nhận chữ kí cúa các cá nhân và làm công chứng các bán sao từ nguyên gốc (bán chính), các bán dịch từ tiếng nước ngoài.
Chấp hành viên
Chấp hành viên là những công chức nhà nước làm việc ớ cơ quan thi hành án dân sự.
Ví dụ toà án ra một bản án, trong đó, một bên có nghĩa vụ trá tiền, trá tài sản cho bên kia nhưng họ cố tình không thi hành.
Khi đó, chấp hành viên sẽ bắt buộc bên có nghĩa vụ thực hiện bằng các cách thức mà pháp luật cho phép như: tố chức bán công khai tài sán, nhà đất cúa bên có nghĩa vụ trá tiền, tài sản để thanh toán cho bên kia theo đúng bán án mà toà án đã tuyên.
Các nghề khác trong lĩnh vực pháp luật
Ngoài ra, bạn còn có thể làm rất nhiều công việc cần thiết nhất.
-       Chuyên viên pháp lí: Là những người đã có bằng cứ nhân luật, tham gia các công việc liên quan đến pháp luật tại cơ quan hành chính nhà nước như các Bộ, ngành, uỷ ban nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị, tố chức chính trị - xã hội, các cơ quan nghiên cứu.
-        Cố vấn pháp lí: Là người cố vấn cho ban lãnh đạo cơ quan về các vấn đề chính sách, pháp luật. Muốn đơn vị hoạt động đúng pháp luật, tránh các tranh
chấp có thể xảy ra ảnh hưởng đến quyền lợi và uy tín cúa cơ quan, các “sếp” rất quan tâm đến ý kiến cúa những chuyên gia này.
-        Giáo viên/giảng viên luật: Nếu bạn giỏi chuyên môn; lại có thêm khả năng sư phạm, bạn có thể trớ thành giảng viên luật tại các trường đại học, cao đẳng hoặc giáo viên môn giáo dục công dân tại các trường phố thông trung học.
-        Cán bộ nghiên cứu pháp íuật. Những người này nghiên cứu rất sâu về các vấn đề liên quan đến luật pháp, giúp những người xây dựng pháp luật có thể viết được các đạo luật hay, phù hợp với thực tiễn cuộc sống; giúp những người thi hành pháp luật áp dụng các quy định pháp luật một cách linh hoạt.
-       Điều tra viên: Là những người công tác trong cơ quan công an, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để khám phá ra những tình tiết quan trọng cúa tội phạm hình sự.
-        Thư kí toà án: Là người giúp thấm phán những công việc cần thiết trong việc xét xứ các vụ án.
-        Thẩm tra viên: Là người công tác tại Toà án nhân dân tối cao, chuyên nghiên cứu hồ sơ các vụ án đã được xét xứ, đề xuất ý kiến với lãnh đạo để xem xét lại các bản án cúa toà án cấp dưới.
Sau một thời gian công tác, các thư kí toà án, thẩm tra viên có thể được bổ nhiệm làm thẩm phán.

Hiện nay, trên cả nước có 2 trường đại học chuyên đào tạo cử nhân luật tốt nhất cả nước như Đại học Luật Hà Nội và Đại học Luật TP.HCM. Đặc biệt đến nay, cùng với Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Luật Hà Nội đã được xác định mục tiêu là xây dựng thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật (Quyết định số 549/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ ) với đội ngũ cán bộ, giảng viên vững mạnh; hệ thống chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo tiên tiến; cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị, cơ sở thực hành và thư viện hiện đại, có mô hình quản trị tiên tiến. Trong những năm qua, có rất nhiều cử nhân luật được đào tạo thành tài từ hai cơ sở này.

STT
Mã Nghành
Tên nghành
Khối
Điểm chuẩn
1
D380101
C
21.5
2
D380101
Luật Dân sự
A1,D1,D3
20.5
3
D380101
Luật Dân sự
A
21
4
D38010
Luật - chuyên ngành luật thương mại
A,A1, C, D1,3
22
5
D38010
Luật - chuyên ngành luật thương mại
C
21
6
D38010
Luật - chuyên ngành luật thương mại
A1,D1,D3
20
7
D38010
Luật - chuyên ngành luật thương mại
D3
22
8
D11010
Quản trị - Luật
D3
22
9
D11010
Quản trị - Luật
A, A1, D1
21
10
D340101
Quản trị kinh doanh
A, A1, D1,3
19
11
D220201
Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Anh văn Pháp lý)
D1
19

Bảng: Điểm đầu vào của ĐH Luật TP.HCM năm 2014
STT
Mã ngành
Tên ngành
Khối thi
Điểm chuẩn
1
D380101
Ngành luật
A, C
21
2
D380107
Ngành luật kinh tế
A, C
23
3
D380107
Ngành luật kinh tế
C
22.5
4
D380101
Ngành luật
D1
20
5
D380107
Ngành luật kinh tế
D1
21.5
6
D110101
D1
20
7
D220201
Ngành ngôn ngữ luật
D1
20

Bảng: Điểm chuẩn đầu vào của ĐH Luật Hà Nội

Đọc thêm…